Index là gì? Tầm quan trọng của index trong SEO

index là gì?

Cặm cụi tối ưu SEO cho bài viết nhưng không được Index thì chẳng khác nào “gánh muối bỏ biển”. Nói vậy để thấy tầm quan trọng của Index quan trọng ra sao. Đó cũng là lý do vì sao nhiều SEOer thường xuyên tìm hiểu về Index. Và nếu bạn đang ở đây để tìm hiểu về thuật ngữ này thì chắc chắn bài viết dưới đây của Riczmoz chính là dành cho bạn. Xem ngay để hiểu rõ về Index trong bài viết bên dưới nhé!

Index là gì?

Index nghĩa là lập chỉ mục. Nói rõ nghĩa hơn thì đây là quá trình trang Web được công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu. Những nội dung thông tin được tìm thấy sẽ được đánh giá, xếp hạng, phân tích và lưu trữ lại trong cơ sở dữ liệu.

Để Riczmoz lấy ví dụ cho dễ hiểu nhé. Giả dụ bạn đến thư viện và cần tìm một cuốn sách. Để tìm cuốn sách đó, bạn chỉ cần đến nhờ nhân viên kiểm tra danh mục các đầu sách đang có mà thư viện đã nhập dữ liệu, thông tin từ trước. Nhờ vậy bạn có thể dễ dàng biết được cuốn sách mình cần đang ở đâu và còn được lưu giữ trong thư viện hay không.

Toàn bộ quá trình nhập dữ liệu của từng quyển sách vào hệ thống và xuất thông tin về quyển sách đó ra cho bạn được gọi là Index.

index là gì?
Google Index là gì?

Vì sao Index trong SEO cực kỳ quan trọng?

Index trong SEO là yếu tố cực kỳ quan trọng vì nó là bước đầu tiên để các công cụ tìm kiếm có thể nhận biết, lưu trữ và hiển thị nội dung của bạn trong kết quả tìm kiếm.

Khi trang web hoặc nội dung trên trang web của bạn được lập chỉ mục cũng đồng nghĩa với việc những nội dung đó có thể được đề xuất đến người dùng khi thực hiện truy vấn và tìm kiếm thông tin. Nhờ đó giúp tăng khả năng tiếp cận đến với đối tượng tiềm năng. Vì dù sao mục tiêu chính khi sản xuất nội dung là đảm bảo được những thông tin đó có thể được tiếp cận đến đối tượng mục tiêu, và đây cũng là những vấn đề Riczmoz cực kỳ quan tâm.

Quy trình lập chỉ mục của Google

Vậy quy trình để một website hoặc nội dung mới được lập chỉ mục ra sao?

Bước 1: Đầu tiên Google sẽ sử dụng chương trình web crawler (hay còn gọi là Googlebot) để duyệt qua internet và thu thập các URL của các trang web mới hoặc trang web đã tồn tại.

Bước 2: Sau khi thu thập URL, Googlebot sẽ đọc nội dung và xác định cấu trúc của trang web và lưu trữ thông tin này trong cơ sở dữ liệu của Google, được gọi là chỉ mục (index)

Bước 3: Google sẽ xử lý nội dung của các trang web đã được lưu trữ trong chỉ mục, bao gồm phân tích từ khóa, đánh giá chất lượng của nội dung, đo lường trải nghiệm người dùng và các yếu tố khác. Khi người dùng thực hiện truy vấn tìm kiếm trên Google, công cụ tìm kiếm sẽ tra cứu trong chỉ mục để tìm kiếm các trang web phù hợp nhất với truy vấn đó và hiển thị kết quả tìm kiếm phù hợp trên trang kết quả tìm kiếm của Google

Cách kiểm tra index cho website và bài viết trong website

Để kiểm tra Website và bài viết trong trang Web của bạn đã được Index hay chưa vô cùng đơn giản. Chỉ cần thực hiện bước sau:

Bước 1: Truy cập vào thanh công cụ tìm kiếm của Google

Bước 2: Gõ vào ô tìm kiếm cú pháp “ Site: tên miền hoặc tên bài viết cần kiểm tra” Ví dụ bạn muốn kiểm tra tình trạng Index của bài viết về ” Chạy Ads là gì?” của Riczmoz. Bạn có thể nhập vào nội dung tìm kiếm như sau ” Site:https://riczmoz.com/chay-ads-la-gi-thu-nhap-cua-nghe-chay-ads/”

Nếu kết quả trả về xuất hiện bài viết thì có nghĩa là bài viết này đã được Google lập chỉ mục. Nếu kết quả trống rỗng thì có nghĩa bài viết này vẫn được chưa được Google Index hoặc Website đã chặn Googlebot.

Cách để kiểm tra Index cho bài viết
Cách để kiểm tra Index cho bài viết

Bạn có thể thử tương tự với URL của một trang web khác. Ngoài ra bạn có thể kiểm tra bằng công cụ Google Search Console theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào công cụ Google Search Console sau đó nhấn chọn vào mục “Kiểm tra URL”

Bước 2: Trên thanh tìm kiếm, bạn nhập URL của trang web hoặc bài viết cần kiểm tra sau đó nhấn tìm sẽ có kết quả nội dung đã được index hay chưa.

Các lỗi website mất index và cách khắc phục

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc mất chỉ mục (index) của một trang web trên công cụ tìm kiếm như Google. Một số lỗi phổ biến là:

  • Lỗi do tên miền của trang web đã hết hạn có thể khiến trang web của bạn bị loại bỏ khỏi chỉ mục của Google.
  • Nội dung trang web của bạn trùng lặp với các trang web khác khiến Google đánh giá xấu và loại bạn khỏi Index.
  • Lỗi phát sinh trong mã nguồn, cấu trúc HTML không đúng, hoặc lỗi đường dẫn có thể khiến cho Googlebot không thể xác định để lập chỉ mục trang web của bạn

Vậy làm sao để khắc phục những lỗi này?

Thường xuyên kiểm tra và đảm bảo URL, mã nguồn, HTML, đường dẫn, tên miền của bạn đang hoạt động tốt và không có lỗi. Đồng thời xây dựng nội dung khác biệt, duy nhất và không trùng lặp với các trang web khác.

Ngoài ra bạn có thể tham gia group kín của Riczmoz để trực tiếp trao đổi thông tin và nhận hướng dẫn trực tiếp từ những người có kinh nghiệm nhé!

Website đã Index có thể bị xóa khỏi chỉ mục của Google hay không?

Câu trả lời là có. Việc Website bị xoá khỏi Index của Google thường xảy ra khi:

  • Vi phạm nguyên tắc, bản quyền khiến Google xoá nội dung ra khỏi chỉ mục
  • Thay đổi cấu trúc của trang web, hoặc URL của trang website đã được lập chỉ mục trước đó có thể không còn hợp lệ và bị xóa khỏi chỉ mục của Google.
  • Lỗi “Not Found” của URL khiến cho Google không thể duy trì lập chỉ mục trang web của bạn
  • URL có thẻ Meta No Index ngầm thông báo tới công cụ tìm kiếm là không cần chỉ mục cho nó và có thể bỏ qua trang
    lỗi website mất index
    Lỗi Not Found khiến trang web bị xoá khỏi Index

Cách để Google Index nhanh chóng

Tốc độ Index của Google sẽ tùy thuộc vào độ mạnh của trang và trạng thái hoạt động thường xuyên. Có trang Web chỉ mất thời gian ngắn nhưng cũng có trang Web phải mất rất nhiều tháng nhưng vẫn chưa được lập chỉ mục. Tuy nhiên nếu trang Web của bạn đang nằm ở vế thứ hai thì dưới đây là một vài cách giúp trang Web của bạn được Index nhanh chóng hơn.

  • Sử dụng công cụ Fetch as Google: Bạn có thể sử dụng công cụ này trong Google Search Console. Bạn vào GSC chọn “Thu Thập dữ liệu” và chọn “Tìm nạp như Google”. Tiếp theo, dán Link lên Google Index vào là xong.
  • Google Search Console: Sau khi dán URL vào thanh kiểm tra, nhấn tìm kiếm và bấm chọn “yêu cầu lập chỉ mục” để yêu cầu Googlebot lấy nội dung mới và lập chỉ mục trang web đó.
  • Tạo nội dung chất lượng: Những nội dung mới, chất lượng, có giá trị thường xuyên cập nhật bài mới sẽ thu hút sự chú ý của Googlebot giúp tăng khả năng lập chỉ mục nhanh chóng.
  • Chia sẻ trang web trên mạng xã hội và các nguồn khác: Đây là cách giúp Google bot dễ dàng tìm thấy trang web của bạn cũng như giúp tăng lượt traffic cho trang web
  • Tối ưu hóa tốc độ tải trang: Tăng tốc độ tải trang web của bạn giúp Googlebot duyệt qua trang web của bạn nhanh hơn, từ đó cải thiện khả năng lập chỉ mục nhanh chóng.
  • Đặt Internal link từ Url đã được Index
  • Đặt Outbound link từ các trang web uy tín giúp Google bot dễ dàng tìm thấy bạn và thực hiện Index
  • Chạy quảng cáo: Đây là cách giúp website được Google bot ưu ái Index vô cùng nhanh. Nếu bạn chưa biết cách chạy quảng cáo Google ra sao thì xem ngay bài viết về cách chạy quảng cáo Google miễn phí của Riczmoz nhé!

Trên đây là một số cách sẽ giúp Google Index trang web của bạn nhanh chóng hơn. Tuy nhiên nếu bạn vẫn đang gặp khó khăn cần hỗ trợ thì hãy liên hệ trực tiếp với Riczmoz để được tư vấn và hướng dẫn tận tay do chính anh Tiha Nguyễn (Founder của Riczmoz) trực tiếp hỗ trợ nhé!

Các lưu ý về index mới nhất

  • Thường xuyên kiểm tra Index để kiểm soát các hoạt động của trang web cũng như xử lý kịp thời các lỗi gặp phải.
  • Luôn đảm bảo nội dung của bạn là Unique, không sao chép từ các nguồn khác và cung cấp giá trị thực cho người dùng là yếu tố quan trọng trong việc lập chỉ mục hiệu quả.
  • Xếp link theo từng chủ đề từ khoá sẽ giúp google bot dễ dàng tìm thấy nội dung của bạn
  • Tối ưu hóa cho trải nghiệm di động, bao gồm cả tốc độ tải trang và tính thân thiện với người dùng trên di động, có thể giúp cải thiện khả năng lập chỉ mục trên Google.
    Mot-so-luu-y-ve-Index
    Một số lưu ý về Index

Kết luận

Hi vọng qua những nội dung mà Riczmoz đã chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu rõ Index là gì? Tuy nhiên như bạn cũng biết, chỉ Index thôi là chưa đủ để giúp trang Web của bạn tăng tính cạnh tranh và vươn lên đứng TOP. Để biết thêm nhiều kiến thức hữu ích và kinh nghiệm về SEO, hãy tham gia ngay khóa học SEO chuyên sâu của Riczmoz nhé!

5/5 - (3 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
error: Nội dung được bảo vệ bản quyền của Riczmoz
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
[link="#popupdk"] [link="#popupdk2"]